Với mỗi điều kiện thời tiết khác nhau, đều có những cách xử lý khác nhau để bạn luôn
luôn an toàn bên tay lái ...
1. Lái xe khi Mưa - Gió:
Hiện tượng lốp bị nâng khỏi mặt đường đọng nước khiến xe mất lái, trượt và lật là nguyên nhân phổ biến của những tai nạn khi đi dưới trời mưa. Để tránh tình huống đó, bạn nên đi chậm, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, thường xuyên bảo dưỡng lốp và thay cần gạt nước định kỳ để đảm bảo tầm nhìn.
Nằm trong vùng nắng lắm mưa nhiều như Việt Nam, đi dưới trời mưa là chuyện thường ngày như cơm bữa. Những cơn mưa thường sinh ra nhiều yếu tố nguy hiểm như hạn chế tầm nhìn, giảm độ bám giữa lốp và mặt đường, khó đoán trước tình huống lái do các xe khác cũng trong hoàn cảnh tương tự. Không chỉ khi đi trong thành phố, kể cả trên đường cao tốc, nơi có mật độ xe không cao và dễ lái, thì gặp trời mưa, bạn cũng nên cẩn trọng.
Nguyên nhân xe giảm độ bám đường khi trời mưa
Chiếc xe cần phải có độ bám đường để tăng tốc, chuyển hướng và dừng lại. Những chiếc
lốp có thể đạt độ bám đường tối đa trên mặt đường sạch và khô. Khi thêm các tạp chất
như chất bẩn, nước… độ bám của lốp trên bề mặt đường sẽ giảm. Kết quả là quỹ đạo của
xe sẽ bị tác động theo kết cấu của mặt đường. Ví dụ, mặt đường có kiểu răng cưa sẽ có độ
bám lớn khi ướt nhưng nếu chúng quá trơn và nhẵn, bánh xe chỉ quay tròn chứ không lăn.
Bề mặt đường mòn dần trong nhiều năm cũng khiến độ bám đường giảm đáng kể khi bị
ướt.
Những cơn mưa rào đầu tiên sau một thời gian dài khô nóng ẩn chứa nhiều mối nguy
hiểm hơn bởi các chất bẩn (như dầu bị khô, mỡ bị khô, đất khô) bắt đầu tan ra và láng trên
đường. Vì vậy, bạn cần vững tay lái vững khi đang đi mà gặp một trận mưa rào.
Lớp nước giữa lốp - mặt đường và hiện tượng hydroplaning
Bên cạnh kết cấu mặt đường, kiểu lốp và chất lượng lốp cũng đóng vai trò quan trọng vào
độ bám đường khi gặp trời mưa. Loại lốp 4 mùa có rãnh rộng và sâu trên bề mặt để thoát
nước một cách dễ dàng trong khi lốp dành cho mùa khô có rãnh nhỏ, diện tích tiếp xúc
(hay còn gọi là ta-lông lốp) lớn. Một chiếc lốp khi bị mòn dù thuộc kiểu nào cũng giảm
khả năng thoát nước và giảm độ bám đường.
tăng tốc độ, nước sẽ hình thành lực xi-phông (lực hút nước) tạm thời giữa ta-lông lốp và
mặt đường. Hiện tượng đó được gọi dưới cái tên hydroplaning (lực nâng thủy lực) tương
tự như xuồng máy “bốc đầu” khi đi với tốc độ cao trên mặt nước hay thủy phi cơ cất
cánh. Khi lực xi-phông đủ lớn, nó sẽ nâng bánh xe lên khỏi mặt đường (khoảng 25 mm)
và khiến độ bám giảm xuống bằng không.
Đây là một trong những hiện tượng cực kỳ nguy hiểm bởi khi đó, chỉ cần chuyển hướng
lái đột ngột, toàn bộ chiếc xe sẽ bị trượt và mất lái. Để kiểm soát những tình huống như
vậy, cách duy nhất là bạn từ từ giảm chân ga trong khi vẫn phải giữ nguyên hướng lái và
chờ đến khi chiếc xe chậm lại tới mức hydroplaning mất, độ bám đường hồi phục và có
thể điều khiển được.
Khi có nguy cơ xuất hiện hiện tượng hydroplaning (mưa lớn hoặc nước đọng nhiều), một
dấu hiệu nhỏ sẽ xuất hiện. Khi lái xe ở tốc độ vượt quá 50 km/h, bạn cảm thấy tay lái nhẹ
và không còn “cảm ứng” với những thay đổi, đó là lúc hydroplaning xảy ra. Bạn không
bao giờ được chủ quan với những chi tiết nhỏ đó vì kể cả trong trường hợp không tăng
tốc, vùng “ngập nước” trên lốp và bề mặt đường quá mềm có thể gây ra hydroplaning kéo
dài tới khi mất lái thực sự.
Giải pháp tránh nguy hiểm khi đi mưa
Giải pháp duy nhất trong tầm tay của bạn và thật sự hữu ích là hãy lái xe chậm và duy trì
khoảng cách an toàn với xe trước để sẵn sàng dừng lại bất cứ khi nào. Thêm nữa, bạn nên
tránh việc tăng tốc đột ngột (đặc biệt tại các khúc cua) và đừng đặt mình vào những tình
huống phải phanh gấp. Nếu thấy không thể dừng xe để tránh va chạm, hãy đánh tay lái để
chiếc xe quay quanh trước chướng ngại vật vì hệ thống chống bó cứng phanh ABS có thể
giúp bạn vừa duy trì tay lái để hành động và vừa phanh cùng một lúc.
Trên những chiếc xe lắp ABS, công việc đơn giản của tài xế là nhấp chân phanh và mọi
việc còn lại do hệ thống ABS đảm nhiệm. Hãy bỏ qua bất cứ xung động nào mà bạn cảm
nhận từ bàn đạp phanh, tiếng kêu hay tiếng động nào (dấu hiện cho thấy ABS được kích
hoạt) và giữ chân phanh thật chặt. Nếu xe không có ABS, bạn sẽ phải tự điều chỉnh chân
phanh sao cho xe giảm tốc một cách như ý, nghĩa là không gây bó phanh và lốp không bị
trượt. Nếu phanh bị bó, lực phanh tổng thể sẽ giảm đi và bạn sẽ mất kiểm soát toàn bộ.
Bảo dưỡng đề phòng trời mưa
Từ quan điểm bảo dưỡng, có nhiều cách để bạn có đảm bảo an toàn khi lái xe dưới mưa.
Đầu tiên là đảm bảo áp suất lốp phải đủ chỉ tiêu kỹ thuật và nên thay những chiếc lốp đã
quá mòn.
Thông thường, một chiếc lốp nên thay mới sau 120.000 km. Nếu có điều kiện và thay 2
lần lốp trong cùng quãng đường trên, bạn có thể giảm hiện tượng ozon hóa, mài mòn.
Một điều lưu ý nhỏ khác là hãy thay cần gạt nước thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn khi gặp mưa. 2. Lái xe khi bị Nắng Chói:
Thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn
nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ
khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xinhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn
chế.
3. Lái xe trong Sương Mù:
Lời khuyên tốt nhất là đừng lái, nếu phải lái xe thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương
mù, xinhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ
chậm, không dùng radio, điện thoại; dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn
tốt nhất, dù rất vội cũng không nên vượt. Đừng dừng xe, nếu xe bị hỏng thì cố gắng đưa
xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm,
chỉ đến khi trời quang hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói
xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong
đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ
tai nạn đã nằm đó từ trước. |